Situs toto togel 4D Situs toto togel 4D
toto togel 4D toto togel 4D
Situs togel resmi toto 4D Situs togel resmi toto 4D
toto togel toto togel
situs togel situs togel
Situs toto togel situs toto togel
bandar togel hadiah 4d 10 juta bandar togel hadiah 4d 10 juta
bandar togel terpercaya bandar togel terpercaya
https://artdaily.cc/situs-toto-togel https://artdaily.cc/toto-togel-4d
klik99 klik99 slot
02923 880 933 - 0903.132.315

Tin tức mới nhất

Cấu tạo nhà thép tiền chế

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:56:01 - 07/10/2021

Nhà thép tiền chế là nhà được chế tạo từ các cấu kiện được sản xuất trước tại xưởng và vận chuyển ra lắp dựng tại công trường. Sau đó sử dụng các sản phẩm tường, sàn lắp ghép sẵn tạo nên 1 công trình nhà khung thép tiền chế.


Có thể nói, nhà tiền chế dân dụng đang là một giải pháp được ưa chuộng trên nhiều quốc gia. Và nó chiếm khoảng 70% trong ngành xây dựng Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người chưa thực sự hiểu rõ nhà thép tiền chế là gì?

 

xano13

 

Nhà thép tiền chế được hiểu chung là nhà khung thép, khác với nhà cốt thép bê tông. Bởi vì nhà tiền chế được xây dựng hoàn toàn trên kết cấu thép. Các vật liệu dùng để xây dựng được sản xuất một cách đồng bộ, chế tạo trong nhà xưởng. Sau khi đã hoàn thành bản vẽ chi tiết, mô hình của nhà khung thép và đo đạc kích thước thì vật liệu sẽ được vận chuyển lắp ráp tại công trình.

 

Ban đầu, chắc hẳn sẽ có khá nhiều người nghi ngờ về độ bền và sự chắc chắn khi xây dựng nhà khung thép. Nhưng trên thực tế thì loại mô hình này lại sở hữu rất nhiều ưu điểm. Bởi vì, sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại.

 

Ưu điểm của làm nhà tiền chế so với nhà cốt bê tông


- Thời gian xây dựng khung nhà thép tiết kiệm 1/3 thời gian so với nhà cốt bê tông

- Chịu được tải trọng lớn, độ bền cao

- Giá nhà tiền chế dân dụng, nhà khung thép phải chăng

- Dễ dàng mở rộng diện tích xây dựng khi chủ đầu tư có nhu cầu

- Tải trọng của khung nhà thép nhẹ hơn so với nhà bê tông nên có thể xây dựng trên địa hình xốp

- Có thể tái sử dụng khi cần dỡ bỏ, thay thế.

- Có tính linh hoạt cao giúp chủ đầu tư dễ dàng sáng tạo, thiết kế,...

 

Kết cấu nhà thép tiền chế bao gồm các cấu kiện cơ bản sau:

 

Móng nhà thép tiền chế:


Tương tự như nhà bê tông cốt thép, nhà thép tiền chế vẫn cấu tạo móng bằng bê tông cốt thép. Móng có thể là móng đơn, móng băng hay móng bè tùy vào địa chất và mặt bằng của công trình.

 

Với nhà cao tầng : Nhà khung thép vẫn sử dụng hệ móng sâu (Móng cọc ép, cọc khoan nhồi). Lúc này móng cọc tham gia chống lật cho công trình, móng nông (Cốc , băng , bè) không còn phù hợp nữa. Song lượng cọc và chiều sâu tính toán phù hợp với nhà thép tiền chế. Thông thường giảm 25-45 % so với nhà bê tông cốt thép).

 

Bu lông móng: Thường sử dụng bu lông đường kính M22 trở lên, có tác dụng liên kết hệ móng bê tông cốt thép và cột thép hình. Bước đặt bu lông móng là một bước quan trọng và yêu cầu độ chính xác cao để đảm bảo việc lắp đặt các cấu kiện cột, dầm là dễ dàng chính xác. Nhiều trường hợp bất khả kháng, vị trí bulong móng khác với bản vẽ. Constacom tiến hành công tác hiệu chỉnh bản vẽ chế tạo, việc này làm thay đổi thời gian gia công và lắp đặt.

 

Lắp đặt bu lông móng cùng với hệ cốp pha, cốt thép móng áp dụng cho cả nhà thép tiền chế cấp 4.

 

Với nhà thép cao tầng : Bulong móng không có nhiều thay đổi, song sẽ bổ sung hệ ecu đặc chủng ( 3 cm tròn ) chống nhổ cho chân cột.

 

Nhiều trường hợp sẽ tiến hành hợp khối chân cột với hệ móng của công trình.

 

Kết cấu móng nhà thép tiền chế


Thông thường, kết cấu móng nhà khung thép thường có các phần như sau:

 

- Bản móng: có tên gọi khác là đài móng. Có hình dạng chữ nhật, có độ dốc vừa phải giúp cho việc thi công không làm tuột bê tông. Trên đài móng sẽ được gắn thêm gờ để giúp cho móng nhà được cứng hơn.

 

- Giằng móng: được gọi với tên khác là đà kiềng, được dùng để liên kết ngang giữa các móng. Đà kiềng đặt tại độ cao nền công trình với 2 chức năng: đỡ tường ngăn và chống độ lún lệch giữa các móng. Nếu giằng móng dùng để chống lún lệch thì yêu cầu kích thước của móng phải đảm bảo để nhận được vai trò này.

 

- Chiều cao cổ móng: được thiết kế để đảm bảo độ sâu khi chôn móng trong đất giúp tăng khả năng chịu tải và ổn định của nền đất.

 

Bản vẽ nhà khung thép


Thông qua bản vẽ nhà thép tiền chế giúp chủ đầu tư hình dung được sơ bộ về công trình cần được xây dựng. Trong giai đoạn thiết kế của bản vẽ sơ bộ thì kiến trúc sư cần trình bày với chủ đầu tư các phần bản vẽ đơn giản. Và đi tới thống nhất ý tưởng xây dựng.

 

Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế bản vẽ nhà khung thép cần đảm bảo các điều kiện khắt khe về thời tiết và môi trường. Thông thường, để thực hiện bản vẽ thiết kế thì các kiến trúc sư thông qua các công đoạn sau:

 

- Thiết kế bản vẽ kỹ thuật: Tất cả các bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu thép, bản vẽ nhà phố khung thép,...đều cần phải được thẩm định. Nhằm mục đích để đảm bảo sự chắc chắn, an toàn về khả năng chịu lực, tải trọng theo yêu cầu sử dụng và môi trường, mỹ thuật.

 

- Bản vẽ thiết kế sản xuất: cần thể hiện đầy đủ, chi tiết, chính xác các thông số, kích thước, số lượng và yêu cầu về kỹ thuật.

 

- Bản vẽ thiết kế lắp dựng: dùng để mô tả sơ đồ bố trí từng cấu kiện cùng với các yêu cầu, sơ đồ giai đoạn lắp dựng công trình.

 

Bản vẽ nhà thép tiền chế 2 tầng


Một bản vẽ nhà thép tiền chế 2 tầng bao gồm các chi tiêt sau:

 

+ Móng nhà, cột nhà, giằng nhà khung thép 2 tầng

 

+ Kèo, xà gồ mái nhà thép tiền chế

 

+ Phần khung thép được sản xuất từ nhà máy. Sau đó sẽ được vận chuyển trực tiếp tới địa điểm thi công để lắp dựng.

 

+ Mái nhà khung thép: có thể sử dụng các loại tôn lợp mái như: tôn cách nhiệt, tôn cách âm,...

 

+ Sàn nhà: được cấu tạo từ các tấm bê tông cốt thép, ở giữa 2 tầng là tấm cách nhiệt. Ngoài ra, sàn nhà cũng có thể sử dụng các loại ván gỗ công nghiệp, cemboad,...

 

+ Vách ngăn xung quanh: có vai trò cách nhiệt và cách âm. Thông thường, độ dày cho phép vào khoảng từ 50 mm đến 100 mmm.

 

+ Hệ thống lối đi, cửa sổ: Tùy thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư mà lựa chọn các loại cửa phù hợp. Mẫu cửa phổ biến hiện nay là cửa khung nhôm hoặc cửa nhựa lõi thép.

 

+ Trần xây nhà khung thép 2 tầng: tùy vào nhu cầu chủ đầu tư có thể sử dụng trần thạch cao hoặc trần nhựa,...

 

Cột, dầm :

 

Cột: Cấu tạo từ thép hình chữ H, hoặc có thể là cột tròn . Ngoài ra một số trường hợp có thể sử dụng bê tông cốt cứng nhằm tăng độ vững chắc cho công trình . Đồng thời tăng khả năng chống cháy cho ngôi nhà.

 

Dầm: Thông thường sử dụng dầm chữ I (i) , H , hộp....

 

Lắp dựng cột, dầm thép

 


Việc thi công lắp dựng, liên kết cột thép và dầm thép, liên kết dầm thép với cột bê tông đối với nhà ở dân dụng diễn ra phức tạp, đòi hỏi công tác tổ chức chuyên môn hoá rất cao.


Với nhiều đặc điểm địa hình phức tạp phải triển khai thi công bằng tay (lâu hơn, kém an toàn hơn, tốn nhiều chi phí vận chuyển, gá lắp).


Song song với tiến độ thi công là công tác an toàn lao động. Thông thường cấu tạo chi tiết phụ kèm theo vị trí gá thang leo, neo dây an toà, lưới an toàn trực tiếp vào hệ kết cấu chính.


Với nhà thép dân dung cao tầng: luôn có thang máy, lúc này tuỳ thuộc hệ kết cấu từng công trình, tiến hành thiết kế lõi cứng cho công trình thông qua vách thang máy.

 

Cấu tạo khung thép nhà công nghiệp 1 tầng


Khung thép nhà công nghiệp 1 tầng thường có 3 lớp cấu trúc, bao gồm:

 

Khung thép chính:

- Khung thép chính gồm hệ cột, kèo và giằng

- Cấu kiện thứ cấp: hệ xà gồ cho tường và mái

Có tác dụng giúp hỗ trợ cho các tấm lợp và chuyển tải trọng từ tấm lợp sang khung thép chính.

 

Tấm lợp mái và tường:

- Giúp chuyển tải trọng đến cấu kiện thép thứ nhất

- Cách nhiệt và cách âm thành giữa bên trong và bên ngoài công trình

- Ngăn chặn sự lan truyền lửa

- Tạo ra một hệ khép kín ngăn cách với môi trường bên ngoài

- Cung cấp thông gió cho công trình

 

Lớp bao che bên ngoài:

- Kết hợp với các thành phần phụ trợ như: cửa sổ, trần nhà, lỗ thông gió, máng xối, cửa trời nhà công nghiệp.

 

Bài liên quan

5 dấu hiệu chứng minh phong thủy nhà bạn “hợp” thần linh, thổ địa, càng ở càng có tiền

5 dấu hiệu chứng minh phong thủy nhà bạn “hợp” thần linh, thổ địa, càng ở càng có tiền

Nếu nhà có 5 dấu hiệu sau đây thì xin chúc mừng bạn, bạn đang sống trong căn nhà có phong thủy tốt, được thần linh phù hộ.

 
Giải pháp thông gió và kèo thép

Giải pháp thông gió và kèo thép

Kèo 3 lớp mạ kẽm (Smartruss), hệ khung kèo thép mạ hợp kim nhôm kẽm trọng lượng nhẹ Lysaght Smartruss

 
Gợi ý 7 mẫu nhà đẹp 2 tầng 5x20 giá rẻ, vừa hợp túi tiền vừa đầy đủ tiện nghi

Gợi ý 7 mẫu nhà đẹp 2 tầng 5x20 giá rẻ, vừa hợp túi tiền vừa đầy đủ tiện nghi

Với chi phí chưa đầy 500 triệu, những mẫu nhà đẹp 2 tầng 5x20 khiến ai cũng phải mê mẩn ngắm nhìn.

 
Nhà khung thép là gì? Có nên làm nhà khung thép hay không?

Nhà khung thép là gì? Có nên làm nhà khung thép hay không?

Bài viết hôm nay chúng tôi chia sẻ với bạn thế nào là nhà khung thép? 

 
Ứng dụng của thép trong xây dựng và cơ sở hạ tầng

Ứng dụng của thép trong xây dựng và cơ sở hạ tầng

Xây dựng là một trong những ngành sử dụng sản lượng thép nhiều nhất, chiếm hơn 50% nhu cầu thép thế giới.

 

Chiêm ngưỡng mẫu nhà thép 2 tầng đẹp hiện đại nhưng ít tốn chi phí

Chiêm ngưỡng mẫu nhà thép 2 tầng đẹp hiện đại nhưng ít tốn chi phí

Mẫu nhà lắp ghép khung thép tiền chế 2 tầng đang là một trong những xu hướng mới 

Xem thêm
thongbao_bct
 
Tất cả:4291028
Hôm nay:3652
Đang truy cập:100