You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
(0)

Những Điều Cần Biết Kết Cấu Khung Thép Chịu Lực

Kết cấu khung thép chịu lực là một yếu tố quan trọng trong kết cấu thép. Nó giúp tạo nên các sản phẩm công trình thép chất lượng và đảm bảo an toàn. Vậy kết cấu khung thép chịu lực là gì? Bao gồm những loại khung nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
 
ket-cau-khung-thep-chiu-luc

Kết cấu khung thép chịu lực là gì?

Kết cấu thép chịu lực là gì? Bạn hiểu như thế nào về kết cấu khung thép chịu lực?

Kết cấu khung thép chịu lực là loại kết cầu mà trong đó tải trọng đứng và ngang đều qua dầm xuống cột. Các giằng, dầm, cột sẽ được kết hợp với nhau thành một hệ thống chắc chắn. Liên kết giữa dầm và cột là loại liên kết cứng nhằm mang lại độ bền vững chắc cho công trình.

Thay vì sử dụng những giải pháp xây dựng truyền thống thì việc sử dụng kết cấu thép trong xây dựng hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi. Sự ra đời của trường phái kiến trúc hiện đại này đã phần nào làm thay đổi diện mạo của nền kiến trúc bấy lâu nay.

Nguyên tắc truyền lực của kết cấu khung thép chịu lực

Nguyên tắc truyền lực của kết cấu khung thép chịu lực bao gồm tải trọng tĩnh và tải trọng động:

Tải trọng tĩnh: Đây được xem là trọng lực chính của cả kết cấu. Tức là lực đặt tĩnh trong suốt quá trình lắp dựng kết cấu. Thông thường thì nó sẽ nằm ở phía trên và ở trong kết cấu.

Tải trọng động: Đây chính là lực từ bên ngoài tác động lên kết cấu thép khi chúng đang chuyển động. Tải trọng này được truyền lên mặt sàn, rồi qua dầm phụ, dầm chính. Rồi từ dầm chính truyền vào cột, từ cột truyền vào hệ thống móng. Và cuối cùng là truyền tải xuống đất.

Các loại kết cấu khung thép chịu lực

Các loại kết cấu khung thép chịu lực được chia thành 3 loại cụ thể như sau:

Khung ngang chịu lực

Kết cấu khung ngang chịu lực là loại khung thép mà dầm chính của nó là nằm bên trên khung ngang. Đặc điểm chung của loại sơ đồ này là có độ cứng lớn. Chính vì vậy mà khung ngang chịu lực có thể được ứng dụng cho các khung nhà xưởng công nghiệp hay nhà cao tầng. Bên cạnh đó, khi cần tạo hành lang hay lô gia kiểu congxon thì khung ngang chịu lực cũng được sử dụng.

Tùy thuộc vào tính chất giữa mối liên kết của dầm chính và cột, cột móng mà người ta còn phân biệt thành khung cứng và khung khớp.

Khung cứng được áp dụng trong trường hợp: đất lún đều, đồng nhất, nhà cao tầng.

Khung khớp được áp dụng trong trường hợp công trình thi công trên nền đất không đồng nhất, độ lún không đều.

 
Pre-engineered-steel-buildings-(84)-2923-880-933
 

Khung dọc chịu lực

Khung dọc chịu lực có dầm chính nằm dọc theo chiều dài. Loại khung này thường hay gặp trong nhà khung panen khi lắp ghép hai khẩu độ cùng lưới cột 6x6m. Chẳng hạn như bệnh viện, trường học… So với khung ngang chịu lực thì độ cứng của khung dọc chịu lực kém hơn.

Chính vì vậy, để đảm bảo độ cứng ngang thì công trình cần phải làm thêm dầm phụ. Hoặc một phương án khác đó chính là lợi dụng sống đứng của các panen liên kết với dầm cột. Ưu điểm nổi bật của loại khung này là dễ cấu tạo ban công, ô văng và ít tốn vật liệu.

Khung cuốn chịu lực

Đây cũng là một loại khung ngang mà trong đó dầm khung chính là thanh cong. Nó có thể có cột hoặc không có cột. Một số ưu điểm nổi bật của loại khung thép này là:

- Trọng lượng nhẹ

- Khả năng chịu lực và độ chắc chắn cao

- Dễ dàng tiến hành thi công, vận chuyển và sửa chữa

- Khung cuốn chịu lực có tính công nghiệp hóa rất cao

- Có tính kín, tuyệt đối không thấm nước

Mỗi loại khung thép đều sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy mà tùy thuộc vào nhu cầu thiết kế mà đơn vị thi công sẽ chọn loại khung phù hợp.

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã biết được kết cấu khung thép chịu lực là gì? Và khung thép chịu lực bao gồm những loại nào? Hy vọng rằng với bài viết trên mà sẽ mang đến những thông tin hữu ích về kết cấu khung thép chịu lực.