Một quy trình thi công nhà thép tiền chế khoa học sẽ mang đến hiệu quả công việc cao. Đồng thời đây cũng chính là điểm mấu chốt để khách hàng đánh giá, nhìn nhận sự chuyên nghiệp đối với đơn vị thi công. Vậy quy trình thi công nhà thép tiền chế chuẩn gồm những giai đoạn nào?
Quy trình thi công nhà thép tiền chế
Quy trình thi công nhà thép tiền chế là công việc quan trọng và không hề đơn giản. Để có được một nền móng tốt đòi hỏi đơn vị thi công phải có sự chuẩn bị ngay từ công đoạn đầu tiên, chủ động tìm hiểu thông về dự án để quá trình thi công diễn ra tốt nhất.
Quy trình thi công nhà thép tiền chế chuẩn - chuyên nghiệp trải 3 qua giai đoạn.
Đối với mỗi giai đoạn thi công nhà thép tiền chế sẽ được chia thành từng bước chi tiết, cụ thể hơn.
1. Thiết kế nhà thép tiền chế
Đây là bước tiền đề để tạo ra nền móng tốt, đảm bảo rằng quy trình thi công nhà thép tiền chế diễn ra an toàn, hiệu quả.
Bản vẽ kiến trúc
Đưa ra giải pháp thiết kế, phân tích, đánh giá và tư vấn lựa chọn phương án tối ưu để đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư.
Tiến hành hoàn thiện phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu, vật liệu trên các bản vẽ phối cảnh bao gồm mặt đứng, mặt bằng và mặt cắt.
Bản vẽ gia công chi tiết
Bản vẽ gia công là bản vẽ thể hiện toàn bộ chi tiết, được đánh từng mã số rõ ràng cho cấu kiện trên bản vẽ.
Đảm bảo tính chính xác về kích thước, số hiệu, số lượng cấu kiện, chi tiết, yêu cầu kỹ thuật…
Mô tả được sơ đồ bố trí từng cấu kiện.
Quản lý, kiểm soát chặt chẽ bản vẽ, tránh sai sót, nhầm lẫn trong quá trình lắp dựng gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
2. Gia công cấu kiện nhà thép tiền chế
Trong quá trình gia công cấu kiện, phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật trên bản vẽ. Đồng thời, phải tiến hành kiểm tra, giám sát để thực hiện theo đúng kỹ thuật, tránh trường hợp sai sót dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Cắt
Tiến hành cắt các tấm thép theo bản vẽ gia công thành các phôi thép rời rạc của cấu kiện.
Vát mép, hàn đối đầu 2 phôi thép với nhau thành từng phần.
Gia công bản mã
Đục các lỗ liên kết cho bản mã.
Sử dụng bu-lông gắn kết các cấu kết thép lại với nhau.
Ráp
Các cấu kiện được nắn thẳng, bo cạnh, sau đó đưa vào máy ráp thành cấu kiện hoàn chỉnh nhờ vào các mối hàn tạm.
Hàn
Tiến hành hàn bằng phương pháp siêu âm hoặc thử từ để kết nối thành một khối cấu kiện thống nhất.
Nắn
Trong quá trình hàn sẽ làm vênh cấu kiện nên các mặt vênh sẽ được nắn bằng động cơ thủy lực để đảm bảo cấu kiện hoàn chỉnh theo đúng kỹ thuật.
Ráp bản mã
Trước khi lắp bản mã, phải cưa 2 đầu cấu kiện, rồi sau đó đính bản mã vào thân kèo.
Vệ sinh
Các bề mặt của cấu kiện phải được làm sạch bằng bàn chải sắt, phun cát hoặc phun bi, tạo độ nhám kỹ thuật tốt để trong quá trình sơn có độ bám cao, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết.
Sơn
Sơn phủ cấu kiện là công đoạn cuối cùng. gồm 3 lớp sơn phủ : 1 lớp chống sét, 2 lớp sơn phủ, mật độ dày tùy theo yêu cầu sử dụng.
3. Lắp dựng nhà thép tiền chế tại công trình
Các kỹ sư phải đọc hiểu được sơ đồ bố trí chi tiết từng cấu kiện, tuân thủ theo phương án lắp dựng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình. Trong giai đoạn tiến hành lắp dựng từng phần của công trình có sự hỗ trợ của máy móc để đưa cấu kiện lên cao.
Các giai đoạn chính trong quy trình lắp dựng tại công trình:
Tiến hành khảo sát, kiểm tra, lập kế hoạch cho công tác chuẩn bị, trang thiết bị, giao nhận và bảo quản vật tư tại công trình.
Lập kế hoạch giám sát, kiểm tra, đôn đốc công việc.
Lắp cột gian khóa cứng.
Lắp đặt dầm kèo.
Lắp khung kèo, xà gồ, chống xà gồ, kèo đầu hồi, cân chỉnh lại toàn bộ hệ khung để đảm bảo được tính chính xác, đứng vững.
Kéo tôn và lợp mái.
Tiến hành lắp đặt các chi tiết xà gồ vách, tôn vách, máng xối, ống xối.
Lắp cửa và phụ kiện khác.
Tiến hành kiểm tra, sơn dặm lại như cấu kiện bị trầy xước, hoàn thiện công tác lắp dựng.
Đánh giá chất lượng.
Lưu ý: Xuyên suốt quá trình lắp dựng, hoàn thiện khung kèo, tuyệt đối không được tháo dỡ cáp neo chằng ban đầu đã được cố định khung cho đến khi hoàn tất xong công tác kéo tôn - lợp mái.